Tìm hiểu tính ứng dụng của vật liệu kính trong nội thất

Kính là vật liệu quen thuộc đối với ứng dụng kiến trúc hiện đại. Vật liệu kính trong nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những không gian mang màu sắc thời đại và được yêu thích bởi tính ứng dụng cao. Cùng tìm hiểu những đặc điểm của vật liệu quen thuộc này để có thể ứng dụng kính trong thiết kế thực tế chuẩn xác và hiệu quả.

1. Bản chất – đặc điểm của vật liệu kính trong nội thất

Vật liệu kính trong nội thất được hình thành từ chất liệu Silicat. Người thợ tạo ra kính bằng cách nung nóng khối Silicat cho đến khi hoá lỏng và định hình chúng theo hình dạng kính mong muốn. Chính vì thế kính được định nghĩa như 1 sản phẩm thuỷ tinh được tạo ra từ dung dịch rắn ở dạng vô định hình.

vật liệu kính trong nội thất
Kính là vật liệu phổ biến được sử dụng trong thiết kế nội thất

Kính có đặc điểm vật lý là 1 khối chất rắn trong suốt, cứng, bề mặt trơn nhẵn và khó mài mòn. Tuy nhiên khả năng chịu lực của kính khá kém (ngoại trừ 1 vài loại kính cường lực chuyên dụng), dễ dàng vỡ thành có mảnh sắc nhọn khi bị tác động mạnh. Đây cũng là nhược điểm cân nhắc khi sử dụng vật liệu kính trong nội thất.

Tuy nhiên so với mặt hạn chế, ưu điểm của kính dùng trong xây dựng nhiều hơn rất nhiều. Chính vì thế kính dần trở thành vật liệu quốc dân luôn có mặt trong mọi công trình kiến trúc hiện đại.

2. Ưu điểm vượt trội của vật liệu kính trong nội thất

2.1. Trong suốt – tạo ra không gian mở 

Kính xây dựng ở thể rắn trong suốt giúp tạo ra những không gian mở theo phong cách kiến trúc hiện đại. Kính được ứng dụng tạo thành những vách ngăn văn phòng, bề mặt che chắn. Nhưng với độ xuyên thấu của mình, kính mở ra 1 không gian rộng thoáng không biên giới.

vật liệu kính trong nội thất
Vật liệu kính trong suốt tạo ra không gian mở

Với đặc điểm này, vật liệu kính trong nội thất giúp tạo ra một môi trường có tính liên kết cao, không còn cảm thấy bí bách, tù túng như cách “nhốt” nhân viên vào 4 bức tường theo lối truyền thống.

2.2. Thấu quang – giúp tận dụng nguồn sáng tự nhiên 1 cách triệt để

Vì có đặc tính trong suốt, kính có khả năng thấu quang cho phép ánh sáng đi xuyên qua. Chính vì thế nó giúp chúng ta có thể đón nắng, tận dụng nguồn sáng tự nhiên cho không gian văn phòng của mình. Việc này giúp giảm tải điện năng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Vật liệu kính trong nội thất giúp tận dụng nguồn sáng tự nhiên

Bên cạnh đó ánh sáng tự nhiên có vai trò quan trọng cho việc tái tạo năng lượng, tăng sinh khí cho văn phòng và đặc biệt là giúp giảm tình trạng ẩm mốc. Nếu đơn vị thiết kế có trình độ cao sẽ biết cách sắp xếp hệ thống cửa kính tạo ra 1 không gian được sắp đặt nguồn sáng có tính thẩm mỹ cao.

2.3. Cách âm – Hạn chế tiếng ồn và tạp âm

Để tăng tính tập trung trong quá trình làm việc, nhân viên cần đảm bảo sự yên tĩnh. Kính vừa hay là vật liệu có khả năng cách âm tốt. Vật liệu kính trong nội thất có thể dùng làm vách ngăn giữa các gian phòng, vừa có tính thẩm mỹ lại đảm bảo khả năng hạn chế tiếng ồn và tạp âm hiệu quả.

2.4. Thẩm mỹ – Tạo ra không gian làm việc hiện đại, sang trọng

vật liệu kính trong nội thất
Vật liệu kính trong nội thất mang đến giá trị thẩm mỹ cao

Với 3 đặc điểm chính yếu về tính ứng dụng được đề cập ở trên, chắc chắn kính sẽ được ứng dụng nhiều cho trang trí nội thất. Bên cạnh đó với vẻ ngoài trong suốt là 1 điểm sáng để các KTS có thể khai thác vật liệu này để tạo ra những không gian sang trọng, dễ dàng phối hợp với các chất liệu khác.

3. Điểm danh Top 3 loại kính được ứng dụng nhiều nhất hiện nay

Vật liệu kính trong nội thất có rất nhiều loại. Tuy nhiên những cái tên dưới đây thuộc top những loại kính có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường.

3.1. Kính cường lực

Như đã đề cập ở trên, vật liệu kính rất dễ vỡ dưới tác dụng của lực. Chính vì thế kính cường lực thuộc chủng loại chuyên dụng để khắc phục nhược điểm trên. Đây chính là lí do giúp kính cường lực luôn nằm trong danh sách lựa chọn hàng đầu khi ứng dụng vật liệu kính trong nội thất.

Kính cường lực có độ bền cơ học cao

Kính có khả năng cường lực nhờ vào quá trình tăng sức căng bề mặt bằng cách tạo ra sự sốc nhiệt cho vật liệu. Kính cường lực được tôi ở mức nhiệt độ cao sau đó làm nguội nhanh, đột ngột. Việc tôi luyện này giúp kính cường lực có khả năng đặc trưng về sức chịu lực cơ học tốt khi va đập, chịu được tải trọng lớn. Với khả năng cường lực đã giúp cho loại kính này có thêm 1 tính năng phụ trợ chính là chống xước, giúp cho kính luôn bền mới và đảm bảo sự thẩm mỹ cho công trình.

Kính cường lực hạn chế tối đa khả năng vỡ khi va đập

Cường lực nhưng bản chất vẫn là kính. Chính vì thế kính cường lực chị giảm tải và giảm tỉ lệ vỡ kính khi chịu tác động của lực, Trong trường hợp kính vỡ sẽ phân tán thành những mảnh dạng đá cuội thay vì những mảnh vỡ sắc nhọn như kính thông thường. Chính vì thế nó được chọn là vật liệu kính trong nội thất có tính an toàn cao.

Sự khác nhau của mãnh vỡ kính thường (trái) và kính cường lực (phải)

Loại kính này được tôi ở nhiệt độ cao, làm nguội nhanh bằng kính để tạo sức căng bề mặt tốt nhất. Bởi vậy, kính cường lực có khả năng chịu lực, chống va đập và chịu tải trọng lớn. 

Do ứng suất nhiệt nên kính cường lực có thể chống vỡ tốt, khả năng bị trầy xước thấp, độ an toàn cao, sức chịu nén bề mặt tuyệt vời.

Loại kính này còn chịu được rung trấn, sức gió lớn. Cho nên, loại kính này được tin tưởng sử dụng trong kiến trúc, nội thất của các tòa văn phòng, nhà ở cao tầng.

3.2. Kính cản nhiệt (Kính Low-E)

Một nhược điểm của vật liệu kính trong nội thất đó chính là khả năng hấp thụ nhiệt tốt, từ đó làm tăng nhiệt năng, tạo cảm giác nóng bức cho không gian văn phòng. Kính cản nhiệt được tạo ra để giải quyết vấn đề trên, ổn định nhiệt độ cho phòng và mang đến sự dễ chịu dưới ánh nắng mặt trời.

Kính cản nhiệt giúp giảm nhiệt độ dưới tác động của ánh sáng

Kính có khả năng cản nhiệt do được phủ hợp chất Metalic siêu mỏng có khả năng tán xạ nhiệt chậm, giảm sự hấp thụ nhiệt năng, giảm tải quá trình truyền nhiệt nhưng vẫn đảm bảo khả năng quang học. Tính năng này giúp cho không gian bên trong cửa kính mát nhẹ vào những mùa nắng nóng, phù hợp với đặc tính thời tiết nóng ẩm của Việt Nam.

Nguyên lý hoạt động của kính cản nhiệt

Hiện nay có 2 loại kính cản nhiệt trên thị trường, bao gồm:

  • Kính low-e phủ mềm: có tính kiểm soát nhiệt bằng kỹ thuật điện giải chân không
  • Kính low-e phủ cứng:  tính năng kiểm soát nhiệt bằng kỹ thuật nhiệt luyện

3.3. Kính phản quang

Bên cạnh kính cản nhiệt, kính phản quang cũng là loại kính được yêu thích bởi khả năng chống nóng tốt bằng cách hạn chế hấp thu ánh sáng từ bên ngoài. Kính phản quang được tráng 1 lớp oxit kim loại thuỷ ngân bạc bằng phương pháp phủ nhiệt hoặc bằng chân không.

Kính phản quang chống nóng và có giá trị thẩm mỹ cao

Kính phản quang được cấu thành từ việc tráng thêm vật liệu thuỷ ngân bạc trên bề mặt. Việc này giúp cho kính có tính năng tăng cường cường độ ánh sáng ban ngày, khuếch tán mật độ sáng đều khắp cả phòng, mang đến sinh khí cho môi trường làm việc.

vật liệu kính trong nội thất
Kính phản quang có khả năng phản chiếu 1 chiều

Cũng nhờ vào lớp tráng thuỷ ngân bạc, kính phản quang có đặc tính như 1 tấm gương 1 chiều. Người ngoài khi nhìn vào kính sẽ bị hạn chế hiển thị như 1 lớp mờ đục, phía bên trong kính thì vẫn có thể quan sát rõ bên ngoài. Đặc tính này giúp cho kính phản quang mang đến sự riêng tư cho văn phòng của bạn.

Kính phản quang có nhiều màu sắc, đa dạng lựa chọn

Kính phản quang còn được yêu thích bởi khả năng phản nhiệt, giúp giảm nhiệt độ hấp thu lên đến 40%. Sử dụng kính phản quang sẽ giúp cho không gian bên trong mát mẻ và hạn chế tia UV, giảm tác động tiêu cực của tia từ ngoại truyền qua kính. Chính vì thế đây là vật liệu kính trong nội thất được đánh giá cao về mặt an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Vật liệu kính trong nội thất luôn là biểu tượng của thiết kế công trình hiện đại. Bài viết trên đây một phần nào đó đã giúp bạn có thêm thông tin về loại vật liệu phổ biến này. Hãy lựa chọn loại kính phù hợp nhất bằng cách đối chiếu với nhu cầu, quy mô công ty và ý tưởng thiết kế. 

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

Đánh giá bài viết