Hiện nay, trong thị trường nội thất có các loại chân ghế văn phòng? Với các loại chân nhựa, chân mạ, chân hợp kim, inox hay gỗ PU… khách hàng nên chọn loại nào. Làm sao để phân biệt được chúng có thật sự bền không? Hãy cùng Nội thất văn phòng giá rẻ – Hòa Phát Giá Sỉ phân tích chi tiết 3 loại chân ghế phổ biến nhất hiện nay nhé!
Nội dung chính:
1. Chân ghế nhựa PP
Một trong các loại chân ghế văn phòng Hòa Phát phổ biến hiện nay phải kể đến đó là chân ghế nhựa (chân nhựa, ghế chân nhựa). Đây là sản phẩm được cấu tạo chính từ nhựa PP (viết tắt của Polypropylen) đúc nguyên khối giúp tăng độ bền chắc chắn, an toàn cho người dùng.
Nhựa PP (viết tắt của Polypropylene – Công thức hóa học (C3H6)x) là một trong những dòng nhựa phổ biến trên thế giới. Đặc tính của chất liệu này là trong suốt, không màu, không mùi, không vị và có khả năng tạo màu khi sản xuất. Sản phẩm có tính bền cơ học cao, có độ cứng đặc trưng và không dễ bị oxy hóa. Khả năng chịu nhiệt của PP lên đến 120 độ C, không thấm nước, phù hợp nhiều môi trường.
- Ưu điểm của chân ghế nhựa:
– Độ bền cao, ít bị oxi hóa, phù hợp nhiều môi trường.
– Giá tốt, nguồn nguyên liệu phổ biến rộng rãi trên thị trường.
– Tính ứng dụng cao cho nhiều sản phẩm.
- Nhược điểm của chân ghế nhựa:
– Chân ghế nhựa có tính thẩm mỹ tầm trung bình nên được dùng nhiều do những dòng ghế có giá trị thấp.
– Điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao trong thời gian dài dễ ảnh hưởng tuổi thọ sản phẩm.
– Sức chịu lực kém hơn chân mạ và chân hợp kim (sản phẩm thích hợp cho kích thước và cân nặng người Châu Á, phù hợp cho những dòng ghế nhẹ, bạn nên cân nhắc chọn lựa phù hợp).
>>>> THAM KHẢO: 6 ghế chân quỳ màu xanh bao rẻ toàn quốc, thiết kế ấn tượng
2. Chân ghế mạ Crom
Chân ghế mạ crom cũng là dòng chân ghế sử dụng phố biến trong sản xuất ghế văn phòng. Phương pháp xử lý chân ghế bằng cách phủ lớp crom lên bề mặt kim loại, giúp sản phẩm tăng khả năng chống mài mòn, bôi trơn, tăng độ cứng độ bền cho chi tiết.
Bởi làm từ chất liệu thép nên chân ghế có độ bền khá cao, đặc biệt thông qua việc lớp mạ crom phản ứng với bề mặt thép tạo nên lớp mạ bên ngoài khá vững chắc. Việc mạ crom còn giúptạo độ sáng bóng và tăng khả năng chịu lực cho ghế.
- Ưu điểm của chân ghế mạ crom:
– Tuổi thọ cao bởi được phủ lớp mạ trên thép có khả năng chống rỉ cực kỳ tốt, tăng độ bền trong quá trình sử dụng.
– Sáng bóng, tính thẩm mỹ cao nhưng chi phí thấp hơn so với chân inox hay hợp kim (nhìn mắt thường có thể các bạn không phân biệt được chúng).
– Nguồn nguyên liệu phổ biến rộng rãi trên thị trường
- Nhược điểm của chân ghế mạ crom:
– Dễ bị oxi hóa trong môi trường ẩm ướt, ven biển…
>>>> BÀI VIẾT HỮU ÍCH: 4 cách chọn ghế phòng họp chuẩn, tiết kiệm không gian, chi phí
3. Chân ghế hợp kim đúc
Cũng nằm trong các loại chân ghế văn phòng sử dụng phổ biến, chân ghế hợp kim đúc nhôm có trọng lượng khá nhẹ và dễ dàng uốn nắn, gia công, tạo ra nhiều mẫu chân ghế đẹp. Hơn nữa, các loại hợp kim đúc cao cấp có độ bền và độ cứng cao, đem lại sự chắc chắn cho ghế.
- Ưu điểm của chân ghế mạ crom:
– Độ bền cao, chân ghế vững chắc, tuổi thọ lâu dài theo thời gian.
– Chống chịu được trong điều kiện khắc nghiệt, không hoen gỉ, oxy hóa hay bị phai màu.
– Sản phẩm có trọng lượng nhẹ.
– Sáng bóng, có tính thẩm mỹ cao
- Nhược điểm của chân ghế mạ crom:
– Đặt trong điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao dài dễ ảnh hưởng tuổi thọ sản phẩm.
– Với những ưu điểm vượt trội, các sản phẩm này thường có giá thành tương đối cao.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 15 mẫu ghế da văn phòng Hòa Phát sang trọng, cao cấp giá tốt
4. Điểm giống và khác nhau của các loại chân ghế văn phòng
4.1 Điểm giống nhau
- Đều được nhà sản xuất tin tưởng đưa vào chi tiết sản phẩm ghế văn phòng, đặc biệt là ghế xoay và được bán phổ biến trên thị trường.
- Giá thành tương đối tốt so với chất lượng và nhiều loại chân ghế khác.
- Nguồn nguyên liệu phổ biến rộng rãi trên thị trường
4.2 Điểm khác nhau
Sau đây là các điểm khác nhau giữa 3 loại chất liệu chân ghế sử dụng phổ biến hiện nay:
Tiêu chí | Chân ghế nhựa | Chân ghế mạ | Chân ghế hợp kim |
Cấu tạo | Cấu tạo từ nhựa PP đúc nguyên khối | Cấu tạo từ thép mạ crom | Cấu tạo từ hợp kim nhôm đúc |
Thẩm mỹ | Có màu đen, tính thẩm mỹ trung bình | Sáng bóng giống như inox hoặc hợp kim, tính thẩm mỹ cao | Sáng bóng, có tính thẩm mỹ cao |
Giá thành | Giá thành thấp nhất | Giá rẻ hơn chân ghế hợp kim | Giá cao hơn so với 2 loại còn lại |
Ứng dụng | Sử dụng cho dòng ghế có giá trị thấp và trung bình | Sử dụng cho ghế có giá trị trung bình và cao | Sử dụng cho ghế có giá trị trung bình và cao |
5. Nên chọn chân ghế văn phòng nào?
So với ghế chân nhựa, ghế chân mạ có ưu điểm cốt lõi là thép phủ lớp mạ crom không những giúp tăng thẩm mỹ mà còn giúp ghế bền chắc và chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên, nhắc đến độ cứng và độ bền thì chân ghế hợp kim đúc vượt trội hơn hẳn cả 2 loại nhựa và mạ crom.
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin nào về khả năng chịu lực tối đa của các loại chân ghế văn phòng. Bởi, điều này còn phụ thuộc mạnh mẽ về nhiều yếu tố khác nhau cũng như nhu cầu sử dụng của từng người dùng.
- Với chân ghế nhựa nguyên đúc, sản phẩm có tuổi thọ cao, bền chắc nếu được sử dụng ở nơi khô thoáng, điều kiện tốt.
- Còn với chân ghế mạ, sản phẩm được sử dụng trong môi trường ẩm, nắng nóng … lớp mạ sẽ bị bào mòn nhanh, ảnh hưởng tuổi thọ của sản phẩm.
- Tương tự cho ghế chân hợp kim, sản phẩm sẽ dùng bền nếu trong điều kiện thích hợp và bảo quản đúng cách.
Nhìn chung, ngày nay, sản phẩm nội thất văn phòng làm từ thép mạ crom được ứng dụng nhiều nhờ tính năng vượt trội. Trong đó, các sản phẩm nội thất Hòa Phát đều đưa thép mạ crom vào sản xuất nhiều loại linh kiện như: chân ghế xoay thép mạ, chân ghế gấp (xếp), chân bàn và tủ hồ sơ…
Tùy nhu cầu sử dụng, môi trường, kinh tế, mục đích khác nhau bạn sẽ chọn lựa sản phẩm khác nhau. Hãy liên hệ 0909658985, nhân viên tư vấn sẽ giúp bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp với công ty bạn nhé!
6. Câu hỏi thường gặp khi chọn chân ghế xoay bằng nhựa và mạ crom
1. Ghế chân nhựa có bền không?
Có – Bền ở môi trường bình thường sản phẩm được dùng 3-5 năm, không bị oxi hóa. Phù hợp cân nặng người Châu Á và thường được ứng dụng nhiều vào dòng ghế nhân viên, ghế trưởng phòng.
2. Ghế chân mạ có bền không?
Có – Ở môi trường bình thường tuổi thọ chân ghế mạ 5-7 năm.Việc mạ crom giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn, tạo độ sáng bóng và tăng khả năng chịu lực cho ghế.
3. Chân nhựa hay chân mạ bền hơn?
Chân ghế mạ bền hơn vì sử dụng cốt thép mạ giúp sản phẩm bền chắc hơn chân nhựa.
Như vậy, bài viết trên đây đã phân tích chi tiết đặc điểm của các loại chân ghế văn phòng. Với những thông tin trên, bạn có thể dựa vào nhu cầu và tài chính của mình để lựa chọn mẫu ghế thích hợp, ưng ý nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc về các loại chân ghế xoay văn phòng nói riêng hay các chân ghế khác nói chung, hãy liên hệ với Hòa Phát Giá Sỉ ngay nhé!
>>>> CÁC BÀI VIẾT ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM:
- 8 ghế văn phòng giá dưới 5 triệu, cao cấp, bán chạy hiện nay
- 10 ghế làm việc chống đau lưng giá tốt, đáng mua nhất